TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN LÀ GÌ

Trống Đồng Đông Sơn là một loại nhạc cụ dùng trong các buổi lễ hay khi đi đánh nhau của người Việt cổ cách đây 2000-3000 năm. Trống đồng được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất Việt Nam, như Thanh Hóa (Đông Sơn, 24 trống), Hà Đông (9 trống), Bắc Ninh, Cao Bằng (mỗi tỉnh 3 trống), Hà Nam, Hà Nội, Hoà Bình, Kiến An (mỗi nơi 2 trống), Nam Định, Lào Cai, Sơn Tây, Yên Bái, Hải Dương, Nghệ An, Thủ Dầu Một, Kontum (mỗi nơi một trống). Trống đồng đẹp nhất phải kể đến các trống Ngọc Lũ, Hoà Bình, và Hoàng Hạ. 

Giữa mặt trống là hình ngôi sao, phần nhiều là sao 12 cánh, xen giữa các cánh sao là họa tiết lông công hoặc những đường vạch chéo có hình tam giác lồng vào nhau. Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy là : đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ gẫy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song.

Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học, quai trống thường làm theo hình dây thừng bện. 

 

SỞ HỮU TRỐNG ĐỒNG ĐƯỢC GÌ

Trong tâm thức người Việt Nam, hình ảnh trống đồng luôn gợi nên niềm tự hào đối với sự nghiệp của tổ tiên. Trong sinh hoạt, hình ảnh trống đồng ngày một trở nên gần gũi và được thể hiện muôn hình muôn vẻ. Trong cuộc sống đổi mới và hội nhập, hình tượng trống đồng Đông Sơn càng được tôn vinh bởi những nguyên tắc dựng nước và toàn cầu hóa, trong cuộc giao thương kinh tế, giao lưu văn hóa với toàn cầu...

Trống đồng Đông Sơn là một món quà thật ấn tượng, đẳng cấp và đặc biệt là thể hiện được tính văn hóa của Việt Nam để sở hữu hoặc biếu tặng đối tác.

 
Trống đồng Việt Nam có nhiều loại hình, nhưng tất cả khởi nguồn từ trống Đông Sơn mà đỉnh cao là sự hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Ngọc Lũ. Trống đồng Việt Nam có niên đại khởi đầu khoảng thiên niên kỷ I trước Công nguyên cho đến một vài thế kỷ sau công nguyên. Nó là sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ, cộng đồng cư dân đã chinh phục vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã.

Trống đồng là biểu hiện tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta - Nhà Nước Hùng Vương.

Trống Đồng không phải đơn thuần là một nhạc khí dùng để tấu nhạc nghe chơi, mà là một vật thiêng dùng trong những cuộc tế lễ hay những dịp quan trọng như ‘Cầu mưa’; ‘Nhật thực’; ‘Nguyệt thực’ (dùng trong thể loại ‘Cứu Nhật nguyệt giao trùng nhạc’); trong những buổi ‘xuất quân’ và những buổi lễ ‘thắng trận’. Nói chính xác hơn, trống Đồng Đồng Sơn là biểu tượng của Quyền Uy, May Mắn và Thịnh Vượng của nguơi Lạc Việt.

Trống Đồng Ngọc Lũ: tìm thấy ở chùa Ngọc Lũ (Hà Nam) vào năm 1901. Chính giữa mặt trống là một hình ngôi sao (hay mặt trời) 14 cánh. Chung quanh ngôi sao này là 16 vòng tròn đồng tâm có trang trí bằng nhiều hình kỷ hà hay hình vẽ khác nhau. Giữa vòng thứ 5 và thứ 6 có khắc hình 2 căn nhà mái cong, có sàn, trong có người tóc dài ngồi. Trước nhà là 4 dàn trống và đoàn vũ nhạc nhảy múa, thổi khèn. Sau nhà có 2 người đang giã gạo. Xen kẽ với 2 nhà sàn trên là 2 nhà sàn mái tròn trong có người cầm kiếm. Trước nhà này có một người tay phải cầm kiếm, tay trái cầm một con chim. Sau nhà là một đoàn võ sĩ cầm lao, cầm kiếm đang múa. Giữa vòng thứ 7 và thứ 8 có chạm hình 2 đàn hươu (10 con mỗi đ àn) và xen kẽ với 2 đàn chim đang bay (mỗi đàn 8 con). Giữa vòng thứ 8 và thứ 9 có khắc 18 con chim mỏ dài đang bay, xen kẽ với 18 con chim đang đậu dưới đất. Trên tang trống, phần phình ra có khắc hình thuyền trên có những người cầm lao, kiếm, cung, đang chuẩn bị chiến đấu, hoặc đang nhảy múa hoặc chèo thuyền. Trên phần thẳng đứng có những đường trang trí kỷ hà thẳng đứng hay nằm ngang đóng khung lấy những hình người cầm rìu và lá chắn.